Thiếu máu cơ tim do bệnh mạch vành: Những điều nên biết tránh rủi ro

A- A+

Khi bị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim mặc dù đã được chẩn đoán và điều trị, nhưng nhiều người vẫn luôn lo lắng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn như nhồi máu cơ tim, suy tim, và băn khoăn tự hỏi mình đã điều trị bệnh đúng cách hay chưa? khi nào phải can thiệp đặt stent hay phẫu thuật?

Thấu hiểu những băn khoăn, lo lắng đó, ngày 22/6/2017 nhãn hãng TPCN Ích Tâm Khang đã mời Gs.Ts Phạm Gia Khải – chuyên gia tim mạch đầu ngành Việt Nam, tham dự buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim và cách phòng tránh rủi ro”.

Tư vấn trực tuyến về bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim

GS.TS Phạm Gia Khải tư vấn về bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim

Với thời lượng 120 phút, rất nhiều câu hỏi đã được Giáo sư đã giải đáp giải đáp kỹ càng bằng kiến thức cập nhật mới nhất và bằng cả nhiệt huyết, kinh nghiêm điều trị trên 50 năm của mình.

Chúng tôi xin được gửi đến bạn đọc nội dung trao đổi một số nội dung chính trong buổi tư vấn trực tuyến, để độc giả có thể tìm được lời giải cho chính mình.

Thưa GS.TS Phạm Gia Khải  Gs có thể cho biết bệnh động mạch vành là gì?

GS.TS Phạm Gia Khải cho biết: Bệnh động mạch vành là sự tổn thương của thành động mạch vành (động mạch cung cấp máu nuôi tim), xảy ra do sự xuất hiện của các mảng xơ vữa làm lòng mạch bị hẹp lại, gây thiếu máu cơ tim. Khi có quá nhiều mảng xơ vữa, máu không lưu thông được, có thể gây tổn thương ở cơ tim - nơi vùng mạch đó chi phối, gọi là nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim

Rất nhiều người khác chưa được chẩn đoán bệnh mạch vành, nhưng họ gặp phải những cơn đau ngực, nặng ngực thoảng qua, hoặc đau nhói, nóng rát ở lồng ngực, họ lo lắng không biết liệu mình đã bị bệnh mạch vành hay chưa? Và triệu chứng nhận biết bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim là gì? Đây cũng là câu hỏi của bạn Hà Xuân Phượng, 62 tuổi: “Xin Giáo sư cho biết những triệu chứng điển hình nhất và các trường hợp ngoại lệ của bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim?”

GS.TS Phạm Gia Khải:

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh mạch vànhthiếu máu cơ tim là đau thắt ngực khi hoạt động gắng sức. Một người bị hẹp động mạch vành đến mức độ nào đó thì khả năng gắng sức sẽ không được như xưa nữa. Ví dụ trước đó, người ta leo lên được tầng 4, nhưng bây giờ chỉ leo lên tầng 2 đã khó chịu rồi, tức ngực. Trước kia đi nhanh được 100 - 150 mét không sao, nhưng bây giờ đi được 70 – 80 mét là đã thấy khó chịu, tức ngực rồi và không gắng sức được.

Một số trường hợp ngoại lệ như người cao tuổi, phụ nữ, người bệnh tiểu đường có thể không nhận thấy đau thắt ngực mà thay vào đó là biểu hiện mệt mỏi, khó chịu vùng ngực, hay khó thở...

Nhưng có nhiều trường hợp cơn đau thắt ngực không xuất hiện khi gắng sức mà xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi, là trường hợp của bạn Lê Thị Kim Hoà, 63 tuổi: “Tôi chụp CT được chẩn đoán là bị hẹp mạch vành 3 nhánh, mỗi nhánh bị hẹp 20%, tôi hay bị đau thắt ngực thoáng qua vài giây rồi hết, thường đau về ban đêm nhiều hơn. Tôi hay bị choáng, mệt và phải cấp cứu ở bệnh viện. Đây có phải do bệnh mạch vành không thưa GS?”

GS.TS Phạm Gia Khải: Bạn có dấu hiệu của cơn đau thắt ngực không ổn định do bệnh mạch vành, tức là cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do mảng xơ vữa động mạch mềm, bị bong ra, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành gây tắc mạch. Đây là tiền đề nguy hiểm dẫn tới nhồi máu cơ tim (khác cơn đau thắt ngực ổn định là chỉ xảy ra khi gắng sức, ít nguy hiểm hơn).

Điều trị bệnh mạch vành - khi nào cần đặt stent hay phẫu thuật?

Giải đáp vấn đề này GS Phạm Gia Khải cho biết: Để điều trị bệnh mạch vành trước hết cần thay đổi lối sống lành mạnh, có chế độ ăn giảm mỡ động vật, giảm bớt đường ngọt và tập thể dục thường xuyên, uống thuốc để giảm đau ngực, Thuốc chống đông máu và thuốc giảm vỡ xơ động mạch. Sau đó, cần chụp xem động mạch vành hẹp ở đâu, tới mức độ nào, thông thường, ở mức độ hẹp mạch vành 70% sẽ được xem xét khả năng can thiệp. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có đau ngực, không hẹp ở nhánh mạch vành quan trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (như hẹp thân trung mạch vành trái) thì có thể chỉ cần điều trị nội khoa.

Hoặc trong trường hợp mặc dù mức độ hẹp ít nhưng mảng xơ mềm, không ổn định, gây ra các cơn đau thắt ngực nghiêm trọng ngay cả khi nghỉ ngơi hay đang ngủ, thì có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim, nên vẫn cần xem xét nong mạch vành và đặt stent.

Tuy nhiên nếu như động mạch bị vôi hóa quá thì không có loại stent hay giá đỡ nào tốt, đủ dài để làm được thì cần phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nhưng phải xem xét kỹ bởi không phải ai cũng có thể tiến hành các bước này được. Ví dụ như người bị bệnh tiểu đường mà chúng ta mổ có khi là các động mạch bị li cắt hóa, bản thân chỗ nối chưa chắc đã tốt, nó lại bị tắc lại hoặc là các vết thương khó liền, vì vậy cần phải tính toán kỹ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh cụ thể.

Vai trò của Đông y trong điều trị bệnh mạch vành?

Song song với các phương pháp điều trị nền tảng của Tây y, không ít người bệnh băn khoăn về hiệu quả và vai trò của Đông y trong điều trị bệnh mạch vành? Liệu có thể thay thế được Tây y hay không? Như câu hỏi của bạn Bùi Minh Châu, 56 tuổi: “Tôi bị thiếu máu cơ tim cục bộ và hở van 2 lá 1/4; van 3 lá 1/4. Tôi điều trị bằng thuốc tây y đã được 3 năm nay. Huyết áp đã ổn định 110 - 120/70. Mà bác sỹ tây y nói là phải uống thuốc suốt đời. Vậy tôi muốn chuyển sang uống thuốc đông y có được không, nếu được thì dùng những loại thuốc đông y nào?”

GS.TS Phạm Gia Khải cho biết:

Bản thân tôi cũng dùng một số thuốc Đông y nhưng trước tiên phải xem nó có những thành phần gì. Dùng Đông y để trợ giúp cho các thuốc Tây y thông thường mang lại hiệu quả rất tốt và không gây hại gì cả, nó nhưng không thể thay thế được vai trò của thuốc Tây y. Vì vậy bạn vẫn sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ, có thể lựa chọn thêm một số sản phẩm Đông y nhưng phải xem xét kỹ, không phải bất cứ thuốc nào cũng dùng được. Nên chọn những sản phẩm từ các hãng uy tín và đã có kiểm chứng lâm sàng, chẳng hạn như Tpcn Ích Tâm Khang. Sản phẩm này có chứa Nattokinase, L-caitin… có nhiều tác động có lợi cho bệnh mạch vành.

Tôi thấy tôi kết hợp dùng Ích Tâm Khang với các thuốc Tây y khác, làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Như tôi, hiện nay cũng đang dùng 4 viên/ngày thấy rất ổn. Tôi cảm thấy người bớt háo, tức là đỡ mệt mỏi, khó chịu và ngủ dễ hơn so với dùng mình thuốc Tây y.

Bệnh mạch vành có chữa khỏi không?

Thêm một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm là bệnh mạch vành có chữa khỏi được không? Và một khi thành mạch đã bị hẹp do xơ vữa thì dùng thuốc và cải thiện lối sống có làm cho mạch bớt hẹp không? Đó cũng là câu hỏi của chị Võ Thị Phượng, 55 tuổi.

Theo GS.TS Phạm Gia Khải: Bệnh mạch vành không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu lớn cho thấy rằng, việc sử dụng các thuốc giảm mỡ máu như Lipitor (atorvastatin) cho người bệnh động mạch cảnh và rosuvastatin cho người bệnh mạch vành trong thời gian 2 - 4 năm thì thấy rằng mảng xơ vữa bớt đi. Vì vậy, tôi cho rằng việc dùng thuốc lâu dài có thể giúp giảm mức độ hẹp động mạch. Còn việc cải thiện lối sống thì hết sức quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành. Người bệnh thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp kích hoạt thụ thể của các men chuyển hóa mỡ rất tốt, đồng thời kích hoạt thụ thể của các men chuyển hóa glucose, giảm lượng đường trong máu. Trong khi đó những người bị bệnh tim hay ngồi một chỗ thì sức khỏe yếu đi rất nhanh. Vì vậy, người bệnh nên tập thể dục hàng ngày, nhưng cần tập vừa sức phù hợp với bản thân, đừng bắt trước những người khỏe mạnh.

Xem thêm: 5 bài tập giúp tăng cường sức khỏe tim

Sau đặt stent hay phẫu thuật mạch vành có phải uống thuốc cả đời không?

Câu hỏi từ bạn Trần Tiến Tùng: Tôi bị mạch vành và đã phải đặt 2 stent, đến nay sức khỏe cơ bản ổn định nhưng vẫn phải thường xuyên uống thuốc duy trì, cho tôi hỏi có phải uống thuốc cả đời không và nếu uống thì uống thuốc nào là tốt nhất cũng như kinh tế nhất. Xin cám ơn!

GS.TS Phạm Gia Khải:

Sau đặt stent người bệnh vẫn cần phải sử dụng thuốc thường xuyên, lâu dài để phòng nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành, hoặc tắc lại stent do cục máu đông. Trong đó quan trọng nhất là thuốc chống đông, ngoài ra còn có các loại thuốc khác tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh như thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn mạch... Tùy từng loại stent, tuổi tác và nguy cơ của người bệnh mà thời gian sử dụng thuốc có thể khác nhau. Chẳng hạn như nếu bạn đặt các loại stent thế hệ mới như stent tự tiêu thì thời gian dùng thuốc chống đông sẽ ngắn hơn so với loại stent thường. Nhìn chung, người bệnh thường phải dùng thuốc lâu dài nhưng chưa chắc đã phải dùng suốt đời, tùy điều kiện sức khỏe. Nhưng không được tự ý bỏ thuốc mà cần phải có sự thăm khám định kỳ và được điều chỉnh thuốc bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Câu hỏi từ bạn Phan Bá Thi, 52 tuổi: Em đã mổ bắc cầu chủ vành được 4 tháng, xin hỏi bác sỹ 2 câu sau: Em phải uống thuốc trong bao lâu? Chế độ ăn uống thế nào để tốt cho sức khỏe?

GS.TS Phạm Gia Khải:

Thông thường sau mổ bắc cầu chủ vành, người bệnh phải dùng thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu khoảng 1 năm. Trong chế độ ăn bạn nên hạn chế các loại thực phẩm giàu vitamin K gây đông máu như các loại rau súp lơ, cải bó xôi,... và hạn chế các loại thực phẩm giàu cholesterol như mỡ, nội tạng động vật, nước hầm xương, đồ chiên xào hay các thực phẩm nhiều carbonhydrat như đồ ăn nhanh, bánh ngọt, bánh nướng... vì chúng có thể đẩy nhanh sự phát triển các mảng xơ vữa mạch vành.

Một số người bệnh đã được đặt một đến nhiều stent, những vẫn còn nhánh mạch vành bị tắc hẹp, họ băn khoăn có nên tiếp tục đặt stent nữa hay không, như câu hỏi của bạn Hoàng Nam: “Tôi bị nhồi máu cơ tim và đã đặt 3 stent. Hiện tại đang chuẩn bị để chụp mạch vành để đặt stent lại vì có 2 nhánh đã đặt stent rồi tái hẹp. Vậy tôi có nên tiếp tục đặt stent không? vì sức khỏe rất yếu, hiện tại tôi đang nằm viện.

GS.TS Phạm Gia Khải:

Bác sĩ khuyên chụp động mạch vành và đặt stent là lời khuyên hữu ích, nhưng cũng cần xem xét nhiều yếu tố trước khi quyết định bao gồm: thể trạng sức khỏe, mức độ mạch vành hẹp lại là bao nhiêu phần trăm, có đau ngực nhiều hay không và khả năng kinh tế của người bệnh...? 

Đặt stent cũng chỉ giải quyết vấn đề cơ học không giải quyết được vấn đề bệnh học, vì vậy vẫn phải dùng thuốc điều trị như thuốc chống mỡ máu, thuốc chống tăng huyết áp để ngăn bệnh xơ vữa động mạch tiến triển, và thuốc chống kết tập tiểu cầu để giúp cho stent không bị hẹp lại. Nếu như điều trị nội khoa mà cho kết quả tốt, sức khỏe được cải thiện thì có thể chưa cần thiết phải đặt tiếp stent, nhưng nếu điều trị nội khoa mà vẫn đau ngực nhiều, mạch vành hẹp nặng thì vẫn phải đặt lại stent để tránh rủi ro.

Bệnh cầu cơ mạch vành điều trị như thế nào?

Ngoài tình trạng xơ vữa mạch vành, thiếu máu cơ tim, còn một bệnh lý khác của mạch vành ít được người bệnh biết, đó là bệnh cầu cơ mạch vành, như trường hợp của bạn Phạm Tất Thắng, 64 tuổi: Chào GS cho tôi hỏi: Tôi bị thiếu máu cơ tim nặng sau khi chụp tim có 2 nhánh mạch vành bị cầu cơ tim hẹp 30%, nhánh còn lại cũng hẹp 30% không xơ hóa, như vậy cần uống những loại thuốc nào nhờ GS giúp.   

GS.TS Phạm Gia Khải:

Cầu cơ tim là một bệnh bẩm sinh, tức là có một dải cơ tim bắc qua, đè lên động mạch vành, làm cho động mạch vành dễ hẹp lại, dẫn đến thiếu máu cơ tim.

Khi bạn càng lớn tuổi thì cầu cơ càng cứng vì thế khả năng bị đau ngực càng cao, biểu hiện đau ngực giống như của bệnh mạch vành. Bình thường cầu cơ không nguy hiểm. Tuy nhiên có một số trường hợp cần phải can thiệp của y học. Nên dùng thuốc giãn mạch nếu như có huyết áp cao, đồng thời có thể dùng thêm thuốc giãn cơ như thuốc ức chế men chuyển, hay thuốc Amlodipin cũng làm giãn cơ.

Tóm lại cầu cơ không nguy hiểm lắm. Cầu cơ hẹp 30% chưa đến tiêu chuẩn phải can thiệp. Cầu cơ hẹp trên 70% thì mới cần can thiệp.

MỜI BẠN XEM TIẾP PHẦN 2: Tăng tuần hoàn bàng hệ mạch vành để giảm rủi ro khi động mạch vành bị tắc hẹp & lưu ý trong điều trị, sử dụng thuốc chống đông máu.

-----------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Bên cạnh thuốc điều trị, chế độ ăn uống, luyện tập thì giải pháp hỗ trợ từ tpcn Ích Tâm Khang cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, giúp giảm tắc hẹp mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa biến chứng và trì hoãn đặt stent.

Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh mạch vành đầu tiên tại Việt Nam được Tạp chí quốc tế (Tạp chí Khoa học đời sống toàn cầu của Canada) đăng tải kết quả nghiên cứu, giúp giảm cholesterol máu, chống xơ vữa mạch vành và cải thiện chức năng tim cho người bệnh tim mạch.

TPCN Ích Tâm Khang - Tăng cường sức khỏe trái tim