Đặt stent mạch vành, hay đặt stent tim là bước ngoặt lớn trong ngành tim mạch can thiệp, giúp bệnh nhân hẹp mạch vành nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu về nuôi tim. Phương pháp này đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị và mang lại hiệu quả tích cực. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều loại stent khác nhau. Mỗi loại có những ưu nhược điểm và phù hợp với những đối tượng người bệnh riêng. Việc hiểu rõ tất cả các thông tin xoay quanh đặt stent mạch vành sẽ giúp bạn nhận được lợi ích tối đa và hạn chế rủi ro trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.
Can thiệp mạch vành đặt stent đang được áp dụng rộng rãi
Stent mạch vành là một ống lưới nhỏ, bằng kim loại hoặc polymer. Dụng cụ này được đặt vào các vị trí động mạch vành bị tắc hẹp nhằm giữ cho mạch vành rộng mở để đưa máu về cơ tim. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, tăng khả năng gắng sức ở người bị thiếu máu cơ tim cục bộ, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Hiện nay, có 4 loại stent mạch vành đang được sử dụng tại Việt Nam, bao gồm stent kim loại thường, stent phủ thuốc, stent tự tiêu và stent trị liệu kép.
Ngoài 4 loại stent kể trên, hiện nay còn có stent phủ thuốc có khung tự tiêu. Đây cũng là loại stent kết hợp từ stent phủ thuốc và tự tiêu nhưng không có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch như stent tự tiêu.
Xem chi tiết các loại stent mạch vành, chi phí ưu nhược điểm của từng loại Tại Đây
Stent trị liệu kép là loại stent mới và nhiều ưu điểm nhất hiện nay.
Thông thường, can thiệp nong mạch vành và đặt stent sẽ được chỉ định khi kết quả chụp mạch vành bị tắc hẹp trên 70% và người bệnh có triệu chứng đau ngực. Phương pháp này cũng được áp dụng trong các trường hợp:
- Người bệnh bị đau thắt ngực ngay cả khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định), sử dụng thuốc giãn mạch nhưng không hiệu quả và có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
- Bị đau thắt ngực, mệt mỏi thường xuyên và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc điều trị.
Đặt stent mạch vành được coi là phương pháp có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, phương pháp này có thể đẩy người bệnh đến nhiều rủi ro, hơn cả khi không đặt. Vì vậy, người bệnh cần đến các chuyên khoa tim mạch uy tín để được thăm khám trước khi thực hiện.
Stent có thể tồn tại vĩnh viễn trong lòng động mạch hoặc 2 – 3 năm với stent tự tiêu. Thế nhưng, tác dụng chống tắc mạch của stent chỉ duy trì được trong 1 thời gian nhất định. Điều này cũng đồng nghĩa, phương pháp này không thể chữa khỏi vĩnh viễn bệnh mạch vành. Sau đặt stent, người bệnh vẫn có nguy cơ tái tắc hẹp động mạch vành.
Thời gian tái tắc hẹp ở mỗi người bệnh là khác nhau. Có những người bệnh sau 10 - 15 năm đặt stent vẫn chưa bị tắc hẹp lại. Nhưng cũng có những người bệnh, chỉ sau 6 tháng - 1 năm phải đặt lại stent. Điều này sẽ phụ thuộc vào việc sau đặt người bệnh có tuân thủ điều trị không, loại stent là gì…
Xem thêm bài viết: Đặt stent bao lâu là phải thay mới
Dù sử dụng kỹ thuật nội soi có độ an toàn cao, nhưng người bệnh vẫn không thể tránh khỏi nguy cơ biến chứng đặt stent mạch vành như:
- Chảy máu, nhiễm trùng từ vị trí đặt ống thông; sốt; đau
- Tổn thương thành động mạch
- Tổn thương thận
- Rối loạn nhịp tim
Một số trường hợp khác, sự tái hẹp có thể xảy ra ngay ở vị trí đặt stent, làm tắc hẹp mạch vành một lần nữa. Những người có khả năng bị biến chứng này chủ yếu là người cao tuổi, bị suy tim, có bệnh thận mạn tính.
Stent cũng có thể gây ra cục máu đông, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ có 1 – 2% và việc điều trị sau đặt stent mạch vành sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ này.
Ngoài ra, có một rủi ro khác của đặt stent, nhưng rất hiếm gặp. Đó là cơ thể người bệnh bị dị ứng với vật liệu làm stent. Nếu người bệnh biết mình bị dị ứng với kim loại thì phải trao đổi với bác sĩ để tìm kiếm vật liệu thay thế.
Xem thêm bài viết: 5 lợi ích 7 rủi ro sau đặt stent mạch vành
Đặt stent nhưng vẫn bị đau ngực, cần cảnh giác với biến chứng sau đặt stent.
Nếu chỉ đứng trên góc độ đặc điểm của các loại stent, càng stent thế hệ sau, ưu điểm càng nhiều. Tuy nhiên, việc đánh giá một loại stent còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một stent mạch vành tốt nhất là stent phù hợp với kích cỡ, vị trí bị tắc hẹp, không gây dị ứng với cơ thể và người bệnh. Nhà sản xuất cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của loại stent đó so với loại tương đương. Stent do các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản sẽ chất lượng hơn so với các nước khác ở Châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc) sản xuất.
Ví dụ đơn giản nhất như như stent khung tự tiêu là thế hợi mới với nhiều ưu điểm, nhưng độ giữ vững thành mạch máu thấp, không có nhiều kích cỡ nên cũng không phải là lựa chọn cho các trường hợp lòng mạch > 4mm < 2.5mm. Mặt khác kỹ thuật đặt stent này phức tạp hơn những loại khác nhiều lần. Khung tự tiêu dầy nên nguy cơ huyết khối trong lòng mạch lớn, người bệnh phải dùng thuốc kháng đông dài hơn. Hay như một số người bệnh bị dị ứng với stent phủ thuốc, không thể đặt được stent trị liệu kép cho dù được đánh giá là có nhiều ưu điểm nhất hiện nay.
Như vậy, đặt stent loại nào tốt nhất, bác sĩ sẽ là người tư vấn trực tiếp dựa trên tình hình thực tế để chọn ra loại stent nào vừa có hiệu quả cải thiện sức khỏe vừa phù hợp với khả năng kinh tế của mỗi người bệnh.
Đặt stent mạch vành giá bao nhiêu tiền sẽ thay đổi tuỳ theo loại stent, loại giường bệnh (tự nguyện hay bình thường), số ngày nằm viện, thuốc dùng trước – trong – sau phẫu thuật, có bảo hiểm y tế hay không…
Giá stent kim loại thường sẽ rơi vào khoảng 15 - 20 triệu, stent phủ thuốc 35 - 45 triệu và khoảng 55 - 65 triệu cho stent tự tiêu. Tuy nhiên tổng chi phí cho toàn bộ 1 ca đặt stent sẽ lên tới 80 – 150 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm đúng tuyến chi trả 80%, mức tối đa là 45 tháng lương cơ bản (tương đương 67.050.000đ).
Xem thêm chi tiết chi phí của từng loại stent Tại Đây
Trước khi đặt stent, bạn sẽ được bác sĩ cho chụp động mạch vành để xác định chính xác vị trí và mức độ tắc hẹp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn 1 số thuốc chống đông. chống dị ứng hoặc yêu cầu bạn tạm dừng một số loại thuốc như Metformin (thuốc điều trị tiểu đường).
Trong quá trình can thiệp, stent sẽ được đưa vào cơ thể bằng một ống thông nhỏ gắn với bóng cao su ở đầu ống. Bác sĩ sẽ luồn ống này đến vùng xơ vữa qua 1 vết mổ nhỏ ở động mạch bẹn, khuỷu hoặc cổ tay. Sau đó, bóng được bơm lên để làm mở stent và ép sát vào mảng xơ vữa để mở rộng lòng mạch. Cuối cùng, bóng được làm xẹp và rút ra theo ống để lại stent ở đây.
Quá trình đặt stent thường chỉ mất 45 - 120 phút mà không cần gây mê. Người bệnh ít khi bị đau và hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện. Sau can thiệp, bạn có thể phải ở lại bệnh viện 1 ngày để theo dõi. Sau đó, đa số người bệnh đều được ra viện ngay ngày hôm sau.
Quá trình đặt stent mạch vành khá đơn giản, người bệnh không phải nằm viện lâu.
Đặt stent mạch vành không phải là một can thiệp quá phức tạp. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại các chuyên khoa tim mạch bệnh viện tuyến tỉnh. Tuy nhiên, nếu còn lo lắng, dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
- Miền Bắc
+ Viện Tim – Bệnh viện Bạch Mai
+ Viện Tim Hà Nội
+ Trung Tâm Tim Mạch - Viện E
+ Viện Tim – Bệnh viện TWQĐ 108
+ Khoa Tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức
- Miền Trung
+ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa
+ Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
+ Trung Tâm tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế
- Miền Nam
+ Viện Tim Tâm Đức
+ Viện Tim TPHCM
+ Bệnh viện Nhân Dân 115 – HCM
+ Bệnh viện Chợ Rẫy
+ Bệnh viện Thống Nhất
+ Trung Tâm tim Mạch - Bệnh viện Đại học Y Dược
- Miền Tây: Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Sau đặt stent, người bệnh có thể gặp triệu chứng đi tiểu thường xuyên hơn, choáng váng, mệt mỏi hay vị trí luồn ống thông bị thâm tím. Tuy nhiên, đây đa số đều là các dấu hiệu bình thường, sẽ giảm dần sau vài ngày.
Thay vào đó, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau đặt như:
- Đau ngực, khó thở
- Sốt, vết mổ sưng đau nhiều
- Xuất huyết
Ngay khi có các dấu hiệu này, hãy báo với bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra có cách xử trí kịp thời.
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành quan trọng không kém việc phẫu thuật. Những giải pháp tích cực trong thời gian này giúp hạn chế tối đa rủi ro và giữ cho stent có tuổi thọ tốt nhất.
Vị trí luồn ống thông có thể bị sưng nhẹ (trong tuần đầu) hoặc để lại vết bầm tím, sẹo nhỏ khi lành. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần thay băng và theo dõi hàng ngày.
Sau đặt stent, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc chống tiểu cầu để ngăn ngừa cục máu đông hình thành gần stent. Trong đó thông dụng nhất là aspirin liều thấp, Plavix (clopidogrel) hoặc P2Y (hỗn hợp của clopidogrel, ticagrelor và prasugrel).
Việc đặt stent mạch vành phải uống thuốc chống đông như Plavix bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và được bác sĩ chỉ định. Plavix hay các thuốc chống đông khác thường phải dùng liên tục ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông gần như suốt đời.
Tốt nhất, bạn nên thăm khám định kỳ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời hãy báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi đặt stent (xuất huyết dưới da, đi ngoài, đi tiểu ra máu….)
Sau đặt stent người bệnh vẫn không tránh khỏi việc phải dùng thuốc
Ngày nay sản phẩm từ thảo dược gần như không thể thiếu với người bệnh mạch vành vì vừa hiệu quả an toàn, vừa tiện dụng. Nó củng cố và duy trì kết quả đạt được sau đặt stent, tăng cường sức mạnh trái tim.
Người bệnh chỉ nên chọn sản phẩm thảo dược đã được kiểm chứng trên lâm sàng và được các chuyên gia khuyên dùng. Vì thuốc nam chỉ có hiệu quả tốt nếu như kết hợp đúng vị và đủ hàm lượng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mạch vành, sản phẩm Ích Tâm Khang được cả bác sĩ và người dùng tin chọn. Nó là sự kết hợp độc đáo giữa tinh chất rễ cây Hoàng đằng, Đan sâm cùng với 2 hoạt chất sinh học quý là L – caitine và Nattokinase. Ích Tâm Khang giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu mạch vành, cung cấp năng lượng cho cơ tim, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và tiêu trừ huyết khối.
Người bệnh mạch vành đã đặt stent hay bệnh nặng nhưng không thể đặt stent đều đáp ứng tốt, cải thiện triệu chứng nhanh chóng và giảm rõ rệt tỷ lệ nhập viện vì biến chứng.
Việc hiểu rõ người đặt stent mạch vành không nên ăn gì, nên ăn gì cũng có vai trò quan trọng như sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn, đồng thời giảm nguy cơ bị tắc hẹp trở lại sau đặt stent.
Sau đặt stent mạch vành, bạn nên:
- Tránh tập thể dục quá mức hay làm việc nặng trong thời gian vết mổ lành lại, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh...
- Thực đơn cho người sau đặt stent mạch vành nên có nhiều rau quả tươi,, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt và các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá thu…
- Người bệnh đặt stent mạch vành không nên ăn nhiều đường, muối, mỡ động vật hay thịt đỏ. Thức ăn cho người đặt stent cũng nên tránh loại nhiều vitamin K như bơ, chuối, súp lơ xanh, rau cải, cần tây… nếu như có sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Cam thảo, nhân sâm làm tăng nguy cơ chảy máu; nước bưởi tăng độc tính của nhóm thuốc hạ mỡ máu statin cũng là thực phẩm nên tránh
- Tránh và giảm căng thẳng bằng các bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm hay dành thời gian đi du lịch nhiều hơn
- Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc
- Không dùng chất kích thích, cafein và nước giải khát; hạn chế rượu bia (dưới 2 ly với nam giới < 65 tuổi và 1 ly mỗi ngày với nữ giới và người cao tuổi hơn; thay bằng trà xanh, nước ép trái cây và nước lọc
Xem thêm bài viết hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sau đặt stent Tại Đây.
Đặt stent mạch vành là giải pháp cứu trợ vàng cho người bệnh mạch vành nặng và giúp người bệnh sống lâu hơn, nhưng nó cũng chỉ là một phần của chiến lược điều trị. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần tích cực kiểm soát bệnh dù đã phẫu thuật thành công.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324222.php
http://timmachhoc.vn/thong-tin-khoa-hoc/1421-qua-khu-hien-tai-va-tuong-lai-cua-stent-tu-tieu-the-past-present-and-future-of-bioresorbable-vascular-scaffolds.html