9 triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim: Biết để tự cứu mình

A- A+

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim. Thế nhưng, 95% người sống sót sau nhồi máu cơ tim chia sẻ rằng họ đã cảm thấy một số triệu chứng bất thường khác trong nhiều tuần hoặc thậm chí cả tháng trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Việc nắm rõ các triệu chứng nhồi máu cơ tim này sẽ giúp bạn có thể phát hiện bệnh sớm hơn, từ đó tăng cơ hội sống sót cho mình.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Đây là tình huống cấp cứu khẩn cấp mà thời gian sống sót được tính trên từng giây. Và thời điểm vàng để cứu mạng người bệnh chỉ vỏn vẹn trong 2 giờ đầu tiên.

Thông thường, cơ thể sẽ cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện thông qua triệu chứng đau thắt ngực. Cơn đau xuất hiện đột ngột và kéo dài, ngay cả lúc nghỉ ngơi, nửa đêm hay khi thời tiết thay đổi thất thường. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bị nhồi máu cơ tim nhưng người bệnh lại có các dấu hiệu không điển hình khác.

  Ngoài đau thắt ngực, có nhiều dấu hiệu nhồi máu cơ tim không điển hình khác.

Ngoài đau thắt ngực, có nhiều triệu chứng khác cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim không phải lúc nào cũng bắt đầu bằng cơn đau thắt ngực

Là một phóng viên về mảng sức khỏe, được tiếp cận thường xuyên với các bác sĩ tim mạch và đọc rất nhiều nghiên cứu của họ về bệnh tim, nhưng chính nhà báo Carolyn Thomas đã suýt mất mạng vì nhồi máu cơ tim. Điều đáng nói là bà không hề có triệu chứng đau thắt ngực điển hình nên không thể phát hiện sớm.

Carolyn cho biết, hai tuần trước khi bị nhồi máu cơ tim, bà đã cảm thấy không khỏe. Bà thường xuyên có cảm giác nóng rát vùng ngực, cánh tay trái, buồn nôn và đổ mồ hôi. Tuy nhiên khi đến bệnh viện, bác sĩ chỉ chẩn đoán bà bị trào ngược dạ dày. Chỉ đến khi các triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng khiến bà phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ mới phát hiện bà bị nhồi máu cơ tim.

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim, Carolyn quyết tâm tìm kiếm các nghiên cứu về dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Và bà đã bắt gặp nghiên cứu của Tiến sĩ Jean McSweeney tại đại học Khoa học Y khoa Arkansas - Hoa Kỳ. Theo tiến sĩ Jean McSweeney, hầu hết người bệnh từng bị nhồi máu cơ tim đều nói rằng họ đã thấy những triệu chứng bất thường trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra nhiều tuần. Nhưng do chúng không phải là các dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim nên thường bị bỏ qua. Đặc biệt là với phụ nữ, các triệu chứng nhồi máu cơ tim càng mờ nhạt hơn. Thậm chí nhiều người còn không có cơn đau thắt ngực, giống như Carolyn.

Những kết quả từ nghiên cứu kết hợp với trải nghiệm của bản thân đã được Carolyn tổng hợp thành 1 bài báo đăng tải trên tạp chí Y khoa Anh. Bài báo này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, giúp nhiều người bệnh có thể nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim , từ đó tăng cơ hội sống cho mình.

Carolyn Thomas và những chia sẻ về cách nhận biết sớm triệu chứng nhồi máu cơ tim

Carolyn Thomas và những chia sẻ về cách nhận biết sớm triệu chứng nhồi máu cơ tim

9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, lượng máu tới nuôi tim đã bị suy giảm. Nhưng do cơ tim chưa bị tổn thương, nên các biểu hiện không xuất hiện rầm rộ và có thể khác nhau ở từng trường hợp. Theo số liệu thống kê, người bệnh có thể gặp 9 triệu chứng bất thường sau:

Mệt mỏi: 100% người bệnh có hiện tượng mệt mỏi bất chợt mà trước đây không hề có. Nhiều người nói rằng, ngày thường họ vẫn có thể đi bộ 25 phút nhưng đột nhiên lại cảm thấy mệt mỏi, khó thở hơn. Triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều ngày liên tục và càng trở nên tồi tệ hơn khi cơn nhồi máu cơ tim đến gần. Một số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nhầm lẫn mệt mỏi là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. 

− Lo lắng: Đây là dấu hiệu gặp ở 100% người bệnh nhồi máu cơ tim. Lo lắng xuất hiện trong vài tuần và tăng dần theo từng ngày trước khi biến cố xảy ra.

− Đau hoặc tê cánh tay: Triệu chứng nhồi máu cơ tim này xảy ra ở 86% trường hợp. Nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim mô tả rằng họ bị đau đớn đến tột độ hoặc ngứa ran và sưng phù cánh tay.

Khó thở: 86% bệnh nhân nhồi máu cơ tim mỗi khi hoạt động, thậm chí là làm những việc cực kỳ đơn giản như đi bộ từ nhà xe vào cửa hàng cũng bị khó thở kèm mệt mỏi lặp đi lặp lại.

− Buồn nôn, nôn, khó tiêu: Có 71% trường hợp gặp phải tình trạng này và thường nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa.

Đau ngực, khó chịu vùng ngực: Mặc dù đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim, nhưng chỉ 57% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước này. Khởi phát cơn đau có thể là cảm giác ớn lạnh khắp cơ thể và rất dễ bị nhầm lẫn với cúm.

− Đau lưng, vai, đau hàm: 43% người bệnh có cơn đau xuất phát từ vùng ngực phía sau xương ức, sau đó lan ra lưng, vai và hàm.

− Chóng mặt: Mặc dù không đặc trưng nhưng thực tế cho thấy có đến 43% người bị choáng váng, hoa mắt bất chợt kèm với hiện tượng thay đổi nhận thức, đổ mồ hôi trước cơn.

− Nhức đầu: Xảy ra ở 43% bệnh nhân, nhất là phụ nữ. Đau đầu thường đi liền với nhầm lẫn về mặt ý thức.

− Rối loạn giấc ngủ: 29% người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc trước cơn nhồi máu cơ tim

  Mệt mỏi bất thường là triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim.

Mệt mỏi bất thường là triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim.

Phụ nữ có xu hướng gặp nhiều triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim không điển hình hơn so với nam giới. Họ ít bị đau thắt ngực hơn nhưng tình trạng mệt mỏi bất thường, lo lắng, đau đầu hoặc chóng mặt lại cao gấp 3 lần đàn ông. Thậm chí có người chỉ có triệu chứng rất nhỏ như môi bị tê hay ho khan dai dẳng. Vì vậy, phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh cần đặc biệt thận trọng và thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu này.

Sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và ngăn ngừa huyết khối, xơ vữa mạch, phòng nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

hotline

Phải làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu tim? 

Ngay khi có các triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây.

Nếu chính mình bị bệnh

- Dừng lại toàn bộ việc đang làm, ngồi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, co đầu gối lên trên mặt phẳng nghiêng góc 75 độ so với mặt đất để giúp máu lưu thông tốt hơn.

- Nới lỏng cổ áo

- Hít sâu, thở chậm và giữ bình tĩnh

- Gọi người thân hoặc 115 để được trợ giúp

-Trong thời gian chờ đợi, dùng ngay thuốc cấp cứu của bác sĩ kê, thường là nitroglycerin viên đặt dưới lưỡi hoặc dạng xịt

- Nếu bác sĩ có chỉ định aspirin có thể nhai ngay 1 viên cùng với dùng thuốc cấp cứu.

Nhai ngay một viên asprin trong thời gian chờ cấp cứu - nếu trước đó bạn được kê toa thuốc này

Nhai ngay một viên asprin trong thời gian chờ cấp cứu - nếu trước đó bạn được kê toa thuốc này.

Người thân bị bệnh

Trường hợp 1. Bệnh nhân tỉnh

Cho họ ngồi hoặc nằm nửa ngồi theo tư thế trên, yêu cầu người xung quanh không vây quanh để bệnh nhân thở; nới rộng quần áo nhưng đắp chăn hoặc áo khoác để giữ ấm; trấn an bệnh nhân và cho sử dụng aspirin với nitrogIycerin như trên.

Trường hợp 2. Bệnh nhân đã ngất đi

Hô hấp nhân tạo: Đặt bệnh nhân nằm xuống, thêm gối xuống dưới cổ, lấy vật lạ hoặc móc đờm dãi trong miệng bệnh nhân ra ngoài. Bịt mũi và dùng miệng mình ngậm kín miệng bệnh nhân, thở liên tục 2 hơi.

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực bằng cách để người bệnh lên mặt phẳng cứng, quỳ gối bên trái, chồng hai tay lên nhau và đặt trước tim (giữa hai núm vú) rồi ấn sâu xuống, sau đó nới lỏng tay. Làm khoảng 60 lần/phút.

Sơ cứu nhồi máu cơ tim cần được tiến hành nhanh chóng. Càng sơ cứu nhanh, bạn càng có nhiều cơ hội sống sót và giảm nguy cơ biến chứng sau nhồi máu cơ tim.

Cách phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát

Nhồi máu cơ tim có thể đe dọa tính mạng và để lại nhiều biến chứng nặng nề (rối loạn nhịp tim, suy tim…). Vì vậy, dù đã bị nhồi máu cơ tim hay chưa, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa sớm bằng cách:

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, nếu thừa cân, bạn cần lên kế hoạch giảm cân sớm.

- Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu đến mức tối đa.

- Ăn nhiều rau củ quả tươi, cá, các loại hạt thay cho thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn đóng hộp.

- Điều trị tốt bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.

- Tập thể dục hàng ngày hoặc tối thiểu 5 ngày/tuần.

Song song với đó, bạn có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim như TPCN Ích Tâm Khang. Nghiên cứu trên tạp chí Quốc Tế cho thấy, Ích Tâm Khang giúp giảm hiệu quả các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, xơ vữa động mạch vành và phòng ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim. Tác dụng này đã được nhiều người bệnh tim mạch công nhận. Cùng lắng nghe chia sẻ của qua video sau:

Ông Thắng - Đống Đa, Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm phòng tránh nhồi máu cơ tim.

Xem thêm: Cách chăm sóc giúp người bị nhồi máu cơ tim nhanh hồi phục

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Nhồi máu cơ tim lấy đi tính mạng của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Vì vậy, hãy quan sát bản thân mỗi ngày, phát hiện sớm triệu chứng nhồi máu cơ tim và nắm rõ kinh nghiệm để cứu lấy trái tim khỏi cơn nguy kịch.

Tham khảo: webmd.com, myheartsisters.org, my.clevelandclinic.org, mayoclinic.org

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]