Hiểu rõ nguyên nhân suy tim trái sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả nhất, ngăn bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ.
Tim trái có nhiệm vụ bơm máu giàu oxy tới nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng tim bị suy yếu, các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho dai dẳng dần xuất hiện, làm giảm chất lượng sống của người bệnh.
Suy tim trái là điểm đến cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Vì thế, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp (lên máu) hay bệnh cơ tim đều có thế trở thành nguyên nhân suy tim trái.
Có đến 70% các trường hợp mắc suy tim trái là do bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Mạch vành bị tắc hẹp làm giảm lưu lượng máu tới tế bào cơ tim gây ra suy yếu các vi mạch, đây là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến rối loạn chức năng cơ tim.
Hẹp mạch vành là nguyên nhân suy tim trái thường gặp
Bệnh mạch vành nếu không điều trị hiệu quả sẽ gây ra những cơn nhồi máu cơ tim, khiến các tế bào cơ tim bị chết đi, hình thành nên các đoạn sẹo ở tim trái. Sẹo làm giảm khả năng đàn hồi của cơ tim, buồng tim không giãn được tối đa, lực co bóp cũng bị suy giảm dẫn đến giảm khả năng bơm máu của tim. Bên cạnh đó, các vết sẹo cơ tim cũng dẫn đến biến dạng cấu trúc tâm thất góp phần làm suy giảm thêm chức năng tim.
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ suy tim trái lên gấp 2 đến 3 lần. Ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tim phải bơm máu mạnh hơn, chống lại áp lực do sức cản của mạch máu tăng lên. Lâu dần, tình trạng này dẫn đến tăng khối lượng cơ tim dẫn đến phì đại tâm thất trái. Cấu trúc tim bị thay đổi làm tăng độ cứng của cơ tim, giảm khả năng giãn nở và co bóp, từ đó chức năng tim cũng bị suy yếu.
Bệnh cơ tim là một rối loạn cơ tim trong đó cơ tim có cấu trúc và chức năng bất thường, bao gồm: bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế... Bệnh cơ tim giãn là phổ biến nhất. Trong các bệnh cơ tim, độ dày thành tim giảm dần hoặc tăng dần dẫn đến giảm sức co bóp của cơ tim, giảm lưu lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, theo thời gian tiến triển thành suy tim.
Ngoài ra, suy tim trái cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: sử dụng cocaine, rượu nặng, thuốc lá; bệnh tiểu đường; béo phì; chứng ngưng thở lúc ngủ.
Các van tim bên trái như van 2 lá, van động mạch chủ, hẹp hoặc phối hợp vừa hở vừa hẹp gây nên bệnh van tim. Nếu không được điều trị tốt, hẹp hở van tiến triển nặng hơn, khiến tim phải làm việc gắng sức hơn để đưa máu qua van đi nuôi cơ thể. Lâu dài, tim bị quá tải, cơ tim giãn ra và suy yếu dần.
Một số bệnh tim bẩm sinh như hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch… cũng có thể là nguyên nhân gây suy tim trái. Đây là những dị tật dễ bị bỏ qua nhưng nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển gây ra các triệu chứng suy tim.
Bên cạnh các nguyên nhân chính gây suy tim trái thì các yếu tố sau cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tuổi: Đàn ông trong độ tuổi từ 50-70 thường bị suy tim trái nếu trước đó họ bị đau tim.
- Giới tính: Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh suy tim trái cao hơn.
- Hẹp van động mạch chủ: Khi van động mạch chủ mở không hết cỡ sẽ làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể và lâu dần sẽ làm suy yếu tim.
- Dị tật tim bẩm sinh: Khiếm khuyết cấu trúc tim có thể ngăn dòng máu lưu thông đúng cách.
- Bệnh mãn tính: HIV, cường giáp, suy giáp có thể dẫn đến suy tim trái.
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường xảy ra thường xuyên, nhịp nhanh có thể làm suy yếu cơ tim.
-Viêm cơ tim: Tình trạng này xảy ra khi virus, vi khuẩn gây viêm cơ tim.
- Sử dụng thuốc hóa trị và tiểu đường: Một số loại thuốc đã được tìm thấy làm tăng nguy cơ suy tim trái.
ThS.BS Nguyễn Đình Hiến - Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng đã có buổi trao đổi về những nguyên nhân gây suy tim trái và các yếu tố nguy cơ. Bạn có thể xem trong video sau đây:
Từ các biểu hiện của bệnh tim trái, bạn cần nhận biết để điều trị sớm nhằm làm giảm biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, suy gan, suy thận, cơn đau tim….
Tùy vào nguyên nhân suy tim trái, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị giúp giảm nhanh các triệu chứng và ngăn suy tim tiến triển.
- Suy tim do tăng huyết áp thì người bệnh cần sử dụng các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta giao cảm… giúp kiểm soát huyết áp.
- Suy tim do bệnh mạch vành thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc giảm cholesterol máu và thực hiện can thiệp nong mạch, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để cải thiện lưu lượng máu tới tế bào cơ tim.
- Suy tim do hẹp, hở van tim là nguyên nhân gây suy tim trái thì phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van tim là cần thiết.
- Suy tim do các dị tật tim bẩm sinh thì can thiệp qua da hay phẫu thuật có thể được cân nhắc thực hiện.
Sử dụng thuốc điều trị suy tim giảm giảm triệu chứng
Ngoài ra, tùy từng triệu chứng mà người bệnh suy tim trái gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm các loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống đông máu
Mặc dù một lối sống khoa học, lành mạnh không thể chữa khỏi suy tim trái nhưng có thể giúp bạn ngăn ngừa các yếu tố rủi ro và nâng cao sức khỏe tim mạch.
- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng lưu thông máu và giảm áp lực cho tim.
- Hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa và cholesterol trong chế độ ăn và ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh lo lắng, căng thẳng
- Ngừng hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia, trong một số trường hợp suy tim nặng có thể cần phải ngừng uống hoàn toàn
Xem thêm: Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh suy tim
Tùy cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà khả năng đáp ứng với các thuốc điều trị sẽ khác nhau. Nhận thấy điều này, các sản phẩm hỗ trợ tốt cho tim mạch đã ra đời, giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu Canada đã cho thấy, sử dụng TPCN Ích Tâm Khang cùng với thuốc điều trị giúp người bệnh suy tim giảm nhẹ các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, đau tức ngực…; giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển. Nhiều người bệnh suy tim cũng đã cảm nhận được những hiệu quả mà sản phẩm mang lại sau một thời gian kiên trì sử dụng. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của ông Thịnh (Thái Nguyên) trong video sau:
Chia sẻ kinh nghiệm giảm khó thở, mệt mỏi nhờ giải pháp từ Ích Tâm Khang
Suy tim không tự sinh ra mà nó là hậu quả của nhiều bệnh lý khác cùng những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Hy vọng rằng, sau khi hiểu rõ những nguyên nhân suy tim trái sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả cho bản thân cũng như cho gia đình.
Tài liệu tham khảo: baptisthealth.com, ncbi.nlm.nih.gov